Xu hướng thiết kế giao diện website năm 2015

Ngày đăng 12/06/2015 15:20
Công nghệ luôn thay đổi từng ngày, từng giờ. Vì thế việc thiết kế giao diện website cũng cần có những thay đổi để phù hợp với công nghệ hiện đại. Giao diện thiết kế website ngày nay luôn hướng tới sư giản đơn và tiện lợi cho người dùng làm sao cho người dùng có thể tìm đến những thứ mình muốn một cách nhanh nhất. Dưới đây là một số giao diện hiện đại được dự đoán là xu thế thiết kế của năm 2015.

1. Responsive
Dù bạn có sử dụng lý do gì cho việc không sử dụng responsive cho theme web của mình, chắc ai cũng sẽ cảm thấy nghi ngờ 100%. Trong vòng hai năm trở lại đây, xu hướng responsive đã khẳng định được tầm quan trọng của mình và dần trở thành một chuẩn mực mới trong việc thiết kế web nói chung, và các theme WordPress nói riêng. Nhìn chung thì vẫn còn một số tranh cãi là nên làm theme kiểu responsive hay là làm hẳn theme chuyên cho mobile luôn, nhưng không ai nói là “Hãy quên responsive đi!” cả, và thực tế thì ngày càng nhiều website đang đi theo hướng này. Đây là một xu hướng điển hình trong năm 2014 và chắc chắn sẽ còn phát triển mạnh trong năm sau.

http://www.hanoisoftware.com/Image.ashx/image=jpeg/6e7f9608c40f47fa9e55102ff8438edc-responsive_design_kinetic_knowledge.jpg/responsive_design_kinetic_knowledge.jpg
2. Nút bấm tối giản 
Những nút bấm này được thiết kế hết sức đơn giản, chỉ có một đường viền cùng với chữ bên trong, không có gì khác. Nếu bạn hover chuột thì sẽ có hiệu ứng màu mè gì đó, nhưng đó là khi hover, còn tổng quát thì nó xuất hiện khá nổi bật và thu hút được chú ý khi kết hợp chung với background cỡ lớn giống như đề cập ở mục 4 dưới đây.

3. Tập trung rất nhiều vào Font chữ (Typography ) 
Trước đây, những bộ font đẹp chuyên dụng trên web thường được bán với giá rất đắt. Điều này có nghĩa là các trang thiết kế theo kiểu typographic đều yêu cầu bội chi ngân sách, khiến cho những người dùng nhỏ lẻ (bao gồm hầu hết dân dùng WordPress) nằm ngoài cuộc chơi. Tuy nhiên, thời thế đang thay đổi. Các bộ font ngày càng rẻ hơn (hoặc miễn phí, nếu bạn sử dụng Google Fonts), và điều đó nghĩa là các nhà thiết kế có cả một bầu trời tự do để vẽ vời và sáng tạo với website của mình. Ngoài ra, điều này cho phép các nhà sản xuất theme WordPress đính kèm nhiều font chữ hơn trong theme của họ, mang đến nhiều sự lựa chọn cho người sử dụng.

4. Sử dụng ảnh / video làm nền 
Một yếu tố khác làm nên thành công của hầu hết các theme nổi tiếng hiện nay, là các thể loại ảnh nền và video đẹp bá cháy. Đây được xem là một cách đơn giản để mang lại điểm nhấn cho website của bạn, khi nội dung cần thể hiện sẽ gây được sự chú ý lớn đối với độc giả. Xu hướng này đang nở rộ và dự là sẽ ngày càng được cải thiện trong thời gian tới.

5. Cuộn, thay vì Click 
Khi web trên di động đang bùng nổi và ngành công nghiệp thiết kế web sẽ tiếp tục thay đổi để mang lại những trải nghiệm hiệu quả và tốt nhất trên thiết bị, việc cuộn (scrolling) sẽ thay thế dần các cú Click chuột thần thánh. Bạn có để ý, cuộn lúc nào cũng ít tốn thời gian (chỉ việc di chuyển một ngón tay duy nhất trên con lăn) so với click (phải dùng cả bàn tay để di chuột, rồi nhấn thêm phát nữa). Trực quan, dễ xài, giảm thời gian load trang và cho phép nhiều nội dung động được thể hiện giữa người dùng và website.

6. Thiết kế theo phong cách Thẻ 
Có lẽ bạn sẽ thấy phong cách này không mới, và đã gặp rất nhiều nơi, ví dụ như Google Plus hay Pinterest. Thẻ (Card) là một cách tốt để tổ chức các khối nội dung trên trang, sắp xếp lại chúng mà không làm mọi thứ rối tung lên, cung cấp rất nhiều dữ liệu trên màn hình và cả gợi ý người dùng tiếp tục “cuộn xuống để xem tiếp”. Nói ngắn gọn, card gọn gàng và đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích. Đây là một trong những điều mà website cần, vậy nên đừng ngạc nhiên khi bạn thấy nó sẽ tồn tại và phát triển mạnh từ 2014 sang 2015.

7. Flat Design nở rộ (hay Material Design đang trỗi dậy?) 

Thiết kế phẳng đã đạt được nhiều cú đột phá trong năm vừa rồi, và nó sẽ không chịu dừng lại trong năm 2015. Tuy nhiên, có thể, nó sẽ thay đổi thành một cái gì đó mới mẻ hơn, có lẽ là Material Design. 

Vậy, Material design là gì? 

Material design là “một cái gì đó” mà Google giới thiệu trong năm nay, cùng với hướng đi mới trong việc thiết kế giao diện mobile của họ. Bỏ qua mấy cái định nghĩa trên giấy tờ và các tài liệu chính thống, dựa trên các sản phẩm sử dụng Material Design mà Google đã thực hiện (ví dụ như giao diện Android L, hoặc app Google Play Store phiên bản mới nhất), chúng ta có thể tạm nói rằng, Material Design hầu hết là flat design sử dụng thêm các dải màu nhẹ, có phân chia từng lớp và có chuyển động (animation) giữa các lớp đó để mang lại cảm giác về một thế giới vật lý 3 chiều, mà vẫn giữ được các đặc điểm của flat design. 

Video clip giới thiệu Material Design từ Google
 
8. Microinteraction – Tương tác nhỏ
Microinteractions là những trải nghiệm nho nhỏ bên trong một sản phẩm (hoặc một khu vực nào đó trên website) mà chỉ xảy ra trong một trường hợp nhất định nào đó. Ví dụ, khi bạn đọc một website nào đó và cuộn xuống tới gần cuối, sẽ có một popup nhỏ đề nghị bạn cung cấp email để nhận bài mới lần sau. Những tương tác này sẽ giúp thu hút được hành vi của user, trong trường hợp này là có nhiều người đăng ký nhận tin qua email hơn.

9. Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng (UX)
Ý tưởng về việc sử dụng cookie để giúp bạn hiển thị những thông tin liên quan tới những vị khách quen không có gì là mới. Netflix dùng cookie để nhớ những bộ phim bạn thường xem. YouTube cũng vậy, ngoài ra còn gợi ý về những video mà có thể bạn hứng thú, dựa trên việc ghi nhận thông tin truy cập gần đây của bạn. Vậy, bạn nghĩ thế nào về việc một trang tin điện tử có sidebar liệt kê những bài viết “Vừa đọc”, giúp bạn quay trở lại nội dung trước đó? Hoặc ẩn đi những bài bạn đã xem để chừa chỗ cho những tin mới hơn được tự động cập nhật?

Tin nổi bật

Xu hướng thiết kế giao diện website năm 2015
Những thông tin cần thiết khi thiết kế Website